Cách đặt tên địa điểm kinh doanh

     

Tên địa điểm kinh doanh là tên gọi của từng địa điểm kinh doanh khi thành lập và được đặt tuỳ theo từng chức năng của mình nhưng phải đúng theo quy định pháp luật. Một số công ty khi có sự thay đổi về mục đích kinh doanh hoặc chức năng của địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi về tên địa điểm kinh doanh. Theo quy định sau khi thay đổi tên địa điểm kinh doanh công ty phải thông báo thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày.

Bạn đang xem: Cách đặt tên địa điểm kinh doanh


Mục lục bài viết

I. Dịch vụ thay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021II. Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021
I. Dịch vụ thay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021

Luật Bạch Minh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký doanh nghiệp. Với quy trình tư vấn Chuyên nghiệp, uy tín. Chỉ từ 1 đến 7 ngày Luật Bạch Minh sẽ bàn giao kết quả và bộ hồ sơ lưu cho công ty.

1. Quy trình tư vấn đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh

03 bước tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh của Luật Bạch Minh

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn trực tiếp cho Quý Khách hàng, gửi báo phí Dịch vụ để Khách hàng Phê duyệt.

Bước 2. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh.

– Luật Bạch Minh gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh của công ty là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 3. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

EMAIL NHẬN THÔNG TIN : Luatrmeilan.com.vn
gmail.com

– Sau khi hoàn tất công việc, Quý Khách sẽ nhận được:

+ Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh do Phòng ĐKKD cấp;

+ Tài liệu hướng dẫn thủ tục về thuế sau thay đổi tên địa điểm kinh doanh

+ Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi tên địa điểm kinh doanh và file mềm qua Email/zalo để phục vụ việc lưu giữ quản lý hồ sơ của Công ty.

2. Thông tin cần cung cấp về thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Để thay đổi tên địa điểm kinh doanh, Quý Khách chỉ cần gửi cho chúng tôi các thông tin dưới đây:

– Ảnh chụp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh dự kiến chuyển đến

Công việc Luật Bạch Minh tiến hành trong dịch vụ thay đổi tên địa điểm kinh doanh

+ Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục, Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép thay đổi tên địa điểm kinh doanh

+ Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến Địa điểm kinh doanh như: Tên của địa điểm, các quy định thuế của địa điểm kinh doanh sau khi thay đổi.

*
Thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021

II. Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021

1. Một số lưu ý về thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Lưu ý quy định về Tên địa điểm kinh doanh

– Những quy định cấm đặt tên địa điểm kinh doanh

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đãđăng kýđược quy định tại Điều 41 của Luật này.

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,tổ chứcxã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặctổ chứcđó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Tên địa điểm kinh doanh dự kiến thay đổi phải được viết bằng các chữ cáitrongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Đây là quy định mới nhất về tên địa điểm kinh doanh tại Luật doanh nghiệp 2021. Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định bắt buộc tên địa điểm kinh doanh phải có tên công ty và có từ “Địa điểm kinh doanh”.

Một số ví dụ cụ thể về quy định tên địa điểm kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp 2014 tên địa điêm kinh doanh được ghi như sau:

– Văn phòng số 1 Hà Nội

– Khách sạn FLOWER

– Nhà Hàng STAR Nguyễn Chí Thanh

– Kho hàng số 2 Hà Đông

– Địa điểm kinh doanh/ Địa điểm kinh doanh số 1,2….

Luật Doanh nghiệp 2020 tên địa điểm kinh doanh được ghi sau như:

– Địa điểm kinh doanh – Văn phòng số 1 Hà Nội Công ty cổ phần Tư vấn Hà Nội

Lưu ý quy định về số điện thoại địa điểm kinh doanh

Thông tin số điện thoại của địa điểm kinh doanh là một trong những nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Đây là thông tin không bắt buộc phải có khi khi thành lập xin cấp giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh nên rất ít công ty đăng ký số điện thoại của địa điểm kinh doanh trên giấy chứng nhận.

Xem thêm: Cách Làm Món Thịt Nướng Xiên Que Thơm Ngon Và Đơn Giản, Tự Làm Thịt Xiên Nướng Ngon Như Ngoài Hàng :D

Tuy nhiên theo quy định luật doanh nghiệp, khi công ty tiến hành thủ tục thông báo hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của địa điểm kinh doanh. công ty có trách nhiệm cập nhật thông tin về số điện thoại của địa điểm kinh doanh trong trường hợp trên giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh chưa có.

2. Thủ tụcthay đổi tên địa điểm kinh doanh năm 2021

2.1 . Công ty trực tiếp tiến hành thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Bước 1. Công ty tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh.

Bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh (theo mẫu)

Bước 2. Người đại diện theo pháp luật/Người đứng đầu chi nhánh tiến hành thủ tục nộp bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Bước 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh.

Tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ mà Phòng ĐKKD sẽ có một trong 2 thông báo sau:

– Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, không có sai sót, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu hồ sơ có sai sót, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi công ty Thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn quy định là 60 ngày công ty cần sửa đổi các sai sót để nộp bổ sung hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ huỷ bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh của công ty.

Bước 4. Sau khi hồ sơ hợp lệ, và công ty đã nộp đầy đủ phí và lệ phí. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sau thay đổi tên cho công ty.

2.2 . Công ty trực tiếp tiến hành thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Bước 1. Công ty tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh.

Bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo đăng ký thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh (theo mẫu)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người nhận uỷ quyền:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Kèm theo:

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. hoặc

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

– Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh sau thay đổi)

Bước 2. Người đại diện theo pháp luật/Người đứng đầu chi nhánh tiến hành thủ tục nộp bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Bước 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh.

Tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ mà Phòng ĐKKD sẽ có một trong 2 thông báo sau:

– Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, không có sai sót, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu hồ sơ có sai sót, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi công ty Thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn quy định là 60 ngày công ty cần sửa đổi các sai sót để nộp bổ sung hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ huỷ bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh của công ty.

Bước 4. Sau khi hồ sơ hợp lệ, và công ty đã nộp đầy đủ phí và lệ phí. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sau thay đổi tên cho công ty.

3. Thời hạn thông báo thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi tên địa điểm kinh doanh, công ty phải thông báo thay đổi tên địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh ( Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư).

4. Lệ phí nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Lệ phí nhà nước thu về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của công ty sau khi thay đổi tên địa điểm kinh doanh là: 100.000 VNĐ

Mọi thắc mắc cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục thay đổi tên địa điểm kinh doanh, Quý khách vui lòng liên hệ đến Luật Bạch Minh theo thông tin sau:


Chuyên mục: Tổng hợp