Cách làm nhạc edm

     

*


Trừ 1 vài trường hợp sẵn sàng bỏ cả đống tiền theo đam mê hay nghề nghiệp, đa số các bạn đều mua các sản phẩm cho sản xuất âm nhạc 1 cách từ từ (trừ khi mẹ bạn rất giàu). Và việc mua cái nào trước cái nào sau cũng liên quan mật thiết đến vấn đề kinh tế và sự phát triển của các bạn. Bài viết sẽ đi lần lượt những thứ các bạn có thể mua sắm dần theo thứ tự được giới hạn trong dòng nhạc điện tử (EDM) nên nếu các bạn học nhạc nhẹ hay các dòng khác thì có thể bỏ qua nhé.

Bạn đang xem: Cách làm nhạc edm

1. Máy tính

*
*

Có thể là CPU hoặc Laptop đương nhiên phải có rồi. Bàn phím và chuột ổn 1 chút (đừng chơi loại bluetooh) dù là bạn dùng lap nhưng vẫn nên sắm cho mình 1 bàn phím và 1 con chuột rời. Nó sẽ giúp bạn giải phóng tao tác cực kỳ nhiều.

2. Tai nghe

*

Trong giai đoạn mới tập các bạn không nhất thiết phải có tai nghe kiểm âm, dùng tai nghe điện thoại hoặc tai nghe quán nét (Trâu vàng =)) ) cũng hoàn toàn ok. Việc của các bạn lúc này là học Arrangement (Hòa âm phối khí) việc của bạn lúc này chỉ là học cách soạn hòa âm cho từng nhạc cụ rồi kết hợp chúng vào với nhau sao cho đúng với yêu cầu hay quy tắc về nhạc lý, về cấu trúc âm thanh cũng như cấu trúc phát triển bản nhạc.

Xem thêm: Có Không Giữ Mất Đừng Tìm (Remix), Có Không Giữ Mất Đừng Tìm

3. Tai nghe kiểm âm + soundcard

*

Khi các bạn đã hòa âm phối khí tốt rồi, bạn cần phải có 1 nguồn âm thanh tốt để các bạn có thể chọn sound, design sound và mix master. 2 thứ này khi mua các bạn nên mua cùng lúc. Khi mua lẻ bạn sẽ chẳng cảm nhận được nhiều sự thay đổi bởi bị thắt cổ chai giữa quá trình xử lý tín hiệu số và quá trình đầu ra của âm thanh. Hiểu đơn giản thì nếu bạn mua tai nghe kiểm âm ko mua soundcard thì chất lượng sound mà bạn nghe được chỉ bằng 50% khả năng thực của tai nghe. Trường hợp ngược lại mua soundcard trước mà tai nghe thường thì mất gần như 100% khả năng (trừ cái tính năng giảm trễ và xử lý được pj nặng hơn còn âm thanh thì vẫn thế).

4. Midi Controler

*

Mình nhấn mạnh vào controler không phải keyboard nhé. Các bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các chức năng ngoài lề về control hơn là gõ phím để tạo ra 1 bản nhạc cảm xúc. Cùng 1 mức giá nếu các bạn tập trung mua Midi Keyboard thì sẽ được 1 bàn phím đánh ngon hơn nhưng ít chức năng hơn. Còn Midi Controler sẽ có nhiều thao tác điều khiển hơn giúp bạn không phải mó tay vào cầm chuột để thao tác trên DAW.

5. Loa kiểm âm

*

Bước này khá là đau thận. 1 loa kiểm âm tốt phải đi kèm với 1 phòng được xử lý âm học tốt (nếu phòng tiêu âm không tốt, âm thanh bị feedback thì kết quả còn tệ hơn tai nghe (mặc dù đắt hơn từ 5~8 lần) Loa sẽ giúp các bạn không bị khó chịu khi phải đeo tai nghe quá lâu, tránh được trường hợp tổn thương về tai do phải mở to để át đi các âm thanh bên ngoài. Ngoài ra những cảm nhận rõ hơn về lực vật lý tác động lên cơ thể khi nhạc lớn sẽ rõ ràng hơn để các Prod quyết định về dải tần số trầm.

6. Subwoofer

*

Dành cho những bạn nào thường xuyên làm nhạc có dải tần số siêu trầm (Trap, Future Bass, RnB, Dubstep...) Dài tần sub sẽ được thể hiện rõ hơn giúp các bạn kiểm soát được âm trầm cũng như quyết định năng lượng vật lý tác động lên cơ thể người của bản nhạc. Tuy nhiên thì phần subwoofer thường rời ko đi kèm với loa kiểm âm nên việc cân đối giữa sub và loa kiểm âm sẽ bị ảnh hưởng bởi cả phần âm lượng mà chúng ta thiết lập cho loa sub. Các bạn hiểu đơn giản là loa sub các bạn vặn bị quá tay và to hơn so với loa chính. Bạn mix bài đã thấy phần trầm OK nhưng đưa ra loa khác đánh lại xịt queo thì chết dở. Nên khi mua loa sub về các bạn cần căn chỉnh rất kỹ (kinh nghiệm là mở những bản nhạc nổi tiếng sau đó căn chỉnh lại âm lượng của sub so với loa full sau đó khi kiểm tra bản mix của mình, các bạn giữ lại mức năng lượng phần trầm tương đối đồng đều với các bản nhạc mẫu là ok. Nhớ check lại bằng tai nghe kiểm âm)

=> Trên đây là những kinh nghiệm của mình trong trình tự mua sắm thiết bị phòng thu. Anh em còn ý kiến nào hay ho, hãy cmt xuống bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé


Chuyên mục: Tổng hợp