Cách lấy sữa ong chúa

     

Ong chúa đóng vai trò quan trọng nhất trong bầy ong. Thức ăn nuôi ong chúa được tiết ra từ họng hầu con ong thợ gọi là sữa ong chúa. Sữa ong chúa là sản phẩm tự nhiên nên có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, giúp phụ nữ làm đẹp.

Bạn đang xem: Cách lấy sữa ong chúa


*
Người nuôi cấy con trùng chúa giả vào mũ ong chúa nhân tạo. Ảnh: Hữu Hải - DTMN

Hiện nay, sữa ong chúa có hạn nên để khai thác được nhiều sữa ong chúa, người nuôi ong cần phải thực hiện các bước sau:

Làm thùng và tạo mũ ong chúa:

Chọn vật liệu và làm tổ cho ong lấy sữa giống như quy trình nuôi ong lấy mật. Thay vì đặt sáp ong thì người nuôi ong cấy con trùng chúa giả vào mũ chúa nhân tạo để ong thợ tiết sữa nuôi ong chúa. Ong chúa giả sẽ không hút sữa ong chúa nên người nuôi ong luôn có được lượng sữa thu hoạch đảm bảo.


*
Mũ chúa nhân tạo để ong thợ tiết sữa nuôi ong chúa. Ảnh: Hữu Hải - DTMN

Chăm sóc ong: Ong chúa

Những con ong bị ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ. Vào mùa hoa nở, thức ăn cho ong rất dồi dào nhưng khi trái vụ, người nuôi ong cần bổ sung dinh dưỡng (bằng những loại đường thô, bột hỗn hợp) để nuôi ong và duy trì sức khỏe cho đàn ong.

Xem thêm: Top 8 Lợi Ích Của Tập Thể Hình Giúp Bạn Được Tất Cả Mọi Thứ, Lợi Ích Với Nam Và Nữ


*
Sữa ong chúa đạt tiêu chuẩn có màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Ảnh: Hữu Hải - DTMN

Thu hoạch và bảo quản sữa ong chúa:

Sau khoảng thời gian từ 3 - 4 ngày, người nuôi ong lấy khung cầu ra rồi gắp từng con ấu trùng chúa ra khỏi mũ chúa, sau đó lọc bỏ các tạp chất và tiến hành hút sữa lấy sữa ong chúa bằng loại máy chuyên dụng. Sữa ong chúa đạt tiêu chuẩn thường có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ âm. Ở chế độ đóng đá, sữa ong chúa có thể để được 2 năm mà vẫn giữ nguyên độ tươi, ngon cũng như thành phần dinh dưỡng.

Hữu Hải


Quan Hóa phát triển nghề nuôi ong tự nhiên lấy mật

Tận dụng lợi thế về địa hình và điều kiện thời tiết cùng sự ưu đãi về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong mật tự nhiên ở huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình giàu lên nhờ biết đầu tư vào nuôi ong một cách khoa học và chọn nghề nuôi ong làm hướng đi để xóa đói, giảm nghèo.



Nuôi ong mật không khó

Đến xóm Bản Giàng, xã Đa Thông, huyện Thông Nông (Cao Bằng), hỏi chị Nông Thị Hồng, dân tộc Tày, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) nuôi ong huyện Thông Nông, ai cũng biết và cảm phục, bởi chị đã và đang làm giàu trên chính quê hương của mình.



Đặt thùng nuôi ong ở nơi cao ráo, thoáng mát, gần nơi ong đi lấy mật. Kê thùng ong cách mặt đất từ 25 - 30 cm, thùng nọ cách thùng kia tối thiểu 1 m, cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Một số loại hoa cho mật tốt như: hoa mơ, mận, vải, nhãn, bạc hà, tràm, sú, vẹt…

Chuyên mục: Tổng hợp